Support

Về chúng tôi

Bài phỏng vấn cùng VTVTrước khi nghĩ ra Miniwood, tôi đã từng học KIẾN TRÚC. 
Hoàn thành xong đồ án. Tôi tự hỏi: “Mình muốn gì tiếp theo?”


Có nhiều hướng đi được vạch ra. Nhưng chỉ có duy nhất 1 thứ thỏa mãn được tham vọng và sự ngông cuồng của tuổi trẻ. 
Rồi Miniwood Design được ra đời.
Đồ gỗ, mùi thơm của gỗ, những đường vân của gỗ... Chúng “quyến rũ” tôi. Cùng một thiết kế, cùng 1 người làm, cùng 1 loại gỗ, nhưng để ý xem, không sản phẩm nào giống nhau. Hay nói cách khác, thứ bạn mua hôm nay, nó là duy nhất.


Rồi tôi bắt đầu tiếp cận với những mẩu gỗ nhỏ, vụn và thừa. Lê la không biết bao nhiêu xưởng gỗ từ trong cho đến ngoại thành Hà Nội. Khi mà người ta định vứt chúng, Miniwood thu về, chính tôi sẽ “hồi sinh” cho nó...


Ở thời đại mà chúng ta dễ bị thu hút bởi những thứ hào nhoáng, dễ bị ảnh bủa vây bởi những áp lực và chuẩn mực vô hình. Thứ Miniwood hướng đến là #minimalism, là sự tinh tế từ những món đồ nhỏ bé.
Ngày đó, nguồn vốn lớn nhất mà tôi có được không phải tiền mà là... sự hoang tàn của tuổi trẻ.


Giờ nghĩ lại thấy mình thật thật bất chấp. Bấp chấp khen chê, bất chấp rủi ro, bất chấp những ngăn cản... Nhưng chưa bao giờ hối hận, không có cái đó, chẳng bao giờ có được Miniwood của ngày hôm nay.


Kể lại thì nhẹ! 
Nhưng... cảm ơn cái sự “ngông cuồng” đó. Chúng đã giúp tôi không quay đầu nhìn lại mỗi lúc muốn bỏ cuộc.
Người thân hay đùa... Cuộc đời tôi, thế mà có duyên với từ “kiến”.
Học kiến trúc để kiến tạo ra cái đẹp. Và giờ thì... đến logo cũng là hình ảnh của một chú #chim_gõ_kiến.


Tất nhiên đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Với tôi, cuộc đời của loài chim đó gắn liền với những mẩu gỗ, cho dù là những mẩu gỗ khô. Miniwood cũng vậy, cho dù là gỗ thừa thì chúng tôi vẫn tìm ra được giá trị của chúng, vẫn luôn vận hành và phát triển theo 5 tiêu chí:
1. Giá trị sử dụng thực tiễn
2. Tính thẩm mỹ
3. Cá nhân hoá 
4. Giá thành hợp lý.
5. Bảo vệ môi trường.